Trẻ bị lùn là khi trẻ có chiều cao dưới phân vị thứ ba so với tuổi và giới tính trên biểu đồ tăng trưởng.

Trẻ bị lùn có phải là triệu chứng của một vấn đề sức khỏe?

Việc trẻ thấp bé không đồng nghĩa với việc trẻ đang có vấn đề về sức khỏe. Rất có thể trẻ đã thừa hưởng tầm vóc nhỏ bé từ bố hoặc mẹ, hay đơn giản trẻ chưa đến tuổi dậy thì nên chưa phát triển chiều cao.

Nhưng các bậc phụ huynh cũng không nên chủ quan vì đôi khi tăng trưởng kém cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe cần được quan tâm. Tốc độ phát triển và tầm vóc của trẻ sẽ bị ảnh hưởng bởi các vấn đề sức khỏe như:

- Bệnh celiac

- Tuyến giáp gặp vấn đề

- Thiếu hụt hormone tăng trưởng

- Bệnh mãn tính: Thiếu máu hồng cầu hình liềm, hội chứng Turner, bệnh Cushing.

Trên thực tế, tốc độ phát triển và tầm vóc của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi bất kỳ bệnh mãn tính nào.

Trẻ có nguy cơ bị lùn khi gặp vấn đề tuyến giáp

Thăm khám và xét nghiệm cho trẻ bị lùn

Vấn đề di truyền thường ảnh hưởng tới chiều cao của trẻ, do đó bác sĩ sẽ tìm hiểu kỹ tiền sử gia đình của trẻ như chiều cao trung bình của anh chị em, cha mẹ, ông bà, cô dì, chú bác để xác định liệu có ai trong gia đình gặp phải vấn đề sức khỏe liên quan đến vóc dáng thấp bé hay không?

Bác sĩ sẽ kiểm tra chiều cao và cân nặng của trẻ để kiểm tra tốc độ phát triển của trẻ và xác định xem trẻ có thấp hơn các bạn cùng trang lứa hay không. Bên cạnh đó còn cần thêm những thông tin cần thiết khác như chế độ ăn uống, triệu chứng bất kỳ (nếu có).

Trẻ có thể được xét nghiệm máu và làm các bài kiểm tra khác trong quá trình khám sức khỏe, ngoài ra còn chụp Xquang cổ tay hoặc bàn tay để xem xương đã trưởng thành như bình thường so với độ tuổi hay chưa.

Vấn đề di truyền sẽ ảnh hưởng tới chiều cao của trẻ

Phương pháp tăng chiều cao cho trẻ

Chiều cao của trẻ ảnh hưởng bởi 32% dinh dưỡng, 25% sinh hoạt, 23% di truyền và 20% luyện tập vận động. Ngoài yếu tố di truyền không thể can thiệp, cha mẹ có thể tác đến chế độ dinh dưỡng, tập luyện và thói quen sinh hoạt hằng ngày để kích thích chiều cao của trẻ.

Trong thời kỳ mang thai và sau sinh

Trong thời kỳ mang thai, người mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng vì yếu tố này sẽ quyết định khá nhiều đến cân nặng và chiều cao của trẻ. Do đó, trước và trong khi mang thai, khi cho con bú, mẹ cần ăn uống hợp lý và đầy đủ các chất đạm, sắt, canxi, axit folic… để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh từ trong bụng mẹ.

Cho trẻ ăn uống đầy đủ dưỡng chất

Tùy từng giai đoạn phát triển, trẻ sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau nhưng nhìn chung bữa ăn hằng ngày cần đảm bảo có

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sẽ khác nhau tùy từng giai đoạn phát triển, nhưng nhìn chung bữa ăn hàng ngày của trẻ cần đảm bảo có đủ các chất dinh dưỡng:

- Đạm (10 - 15%): Thay đổi món liên tục với thịt, cá, tôm, cua, đậu phụ...

- Tinh bột (60 - 65%)

- Chất béo (10%)

- Các vitamin và khoáng chất thiết yếu: Canxi, vitamin D, K2, A, E, C, kẽm và selen...

Cha mẹ cần cân bằng đảm bảo các chất dinh dưỡng và đa dạng món, không nên cho trẻ ăn quá nhiều hoặc bỏ sót chất nào. Nên cho trẻ ăn thêm khoảng 2 – 3 bữa phụ bên cạnh bữa chính để kích hoạt khả năng chuyển hóa, thêm năng lượng để hoạt động hiệu quả cả ngày.

Bổ sung canxi cho trẻ

Trước khi bổ sung canxi cho trẻ, phụ huynh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về hàm lượng cần thiết mà trẻ cần, tránh tác hại của thừa canxi.

Cha mẹ có thể bổ sung canxi cho trẻ thông qua các thực phẩm giàu canxi như sữa, cá, cua, rong biển, rau xanh đậm… hoặc OBH Canxi Baby – canxi dạng cốm từ thiên nhiên dễ hấp thu, không gây tác dụng phụ.

OBH Canxi Baby bổ sung hàm lượng canxi đầy đủ cho trẻ

Chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh

Cha mẹ cần khuyến khích trẻ tuân thủ những thói quen sinh hoạt lành mạnh sau đây để kích thích chiều cao của trẻ đạt mức lý tưởng:

- Hạn chế tiếp xúc với công nghệ

- Ngủ đúng giờ, đủ giấc

- Sinh hoạt đúng tư thế

- Tích cực tập luyện thể dục thể thao, ưu tiên vận động ngoài trời

Trẻ bị lùn do nhiều nguyên nhân khác nhau vì vậy việc thăm khám, điều trị và phòng ngừa bằng cách bổ sung canxi, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, thay đổi lối sống tích cực sẽ thúc đẩy sự phát triển chiều cao của trẻ.