Đối với sự phát triển thể chất của trẻ, canxi đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu trẻ bị thiếu canxi sẽ kéo theo những ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình phát triển. Để phòng ngừa và khắc phục tình trạng này, cha mẹ cần nắm rõ được những dấu hiệu trẻ đang bị thiếu canxi.

Dấu hiệu thiếu canxi ở trẻ

Trẻ khó ngủ và ngủ không ngon giấc, hay giật mình

Không chỉ có tác dụng đối với xương, canxi còn giúp điều tiết sự cân bằng giữa trạng thái hưng phấn và ức chế của vỏ não, giải phóng chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine.

Chính vì lẽ đó, khi trẻ bị thiếu canxi thì sự truyền tín hiệu xung thần kinh của hệ thần kinh trung ương bị ảnh hưởng, trạng thái hưng phấn của vỏ não duy trì liên tục khiến trẻ trằn trọc, khó ngủ, ngủ không ngon giấc, bị giật mình…

 

Trẻ ngủ không ngon giấc khi bị thiếu canxi

 

Đổ mồ hôi trộm vào ban đêm

Canxi hấp thu vào cơ thể là nhờ có vitamin D, nếu thiếu vitamin D cũng sẽ dẫn đến thiếu canxi. Việc này khiến trẻ bị đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm, ốm sốt do mất nước và nhiễm lạnh khi mồ hôi thấm ướt quần áo.

Đau mỏi chân tay

Đau mỏi chân tay khi bị thiếu canxi không chỉ xảy ra ở người lớn mà trẻ nhỏ cũng gặp phải. Vị trí đau nhức chủ yếu quanh ống đồng, bàn chân.

Trẻ bị nấc cụt, ọc sữa

Khi bị thiếu canxi còn dẫn đến co thắt thanh quản, dẫn đến khó thở, co thắt dạ dày làm trẻ bị nấc cụt, ọc sữa và nôn trớ khi ăn uống.

 

Thiếu canxi khiến trẻ bị co thắt thanh quản và dạ dày nên hay bị ọc sữa, nôn trớ

 

Nhận thức chậm chạp

Canxi đảm nhiệm vai trò là một chất dẫn truyền tín hiệu cho hệ thần kinh nên khi thiếu canxi trẻ sẽ có nhận thức chậm, phản xạ không linh hoạt so với bạn bè đồng trang lứa.

Thóp lâu liền, xương khớp biến dạng

Vùng mềm giữa các xương sọ bên trên trên trán được gọi là thóp. Thông thường khi trẻ được 12 - 18 tháng tuổi là thời điểm thóp sẽ bắt đầu khép kín và liền lại. Nếu trẻ bị thiếu canxi, phần thóp sẽ lâu liền, đầu to bất thường, vóc dáng còi cọc.

Chân của trẻ cũng sẽ bị biến dạng, chân cong chữ O hoặc xòe chữ X, bắp tay bắp chân lỏng lẻo, các hoạt động lẫy, bò, đứng, đi chậm hơn so với trẻ khác.

 

Chân của trẻ biến dạng (chân cong chữa O, chân xoè chữ X) khi bị thiếu canxi

 

Chậm mọc răng, sâu răng

Canxi có vai trò cấu tạo nên răng, xương. Do đó khi trẻ bị thiếu canxi còn khiến răng mọc chậm, hay bị sâu răng, gặp phải các vấn đề răng miệng khác như răng mọc so le, mọc lệch, mọc lộn xộn, răng yếu, dễ rụng, lỏng lẻo.

Rụng tóc vành khăn

Đây là tình trạng vùng tóc phía sau gáy của trẻ không thể mọc được, phản ánh tình trạng thiếu canxi và vitamin D. Dấu hiệu này dễ thấy ở bất kì trẻ nhỏ nào, không phân biệt theo cân nặng.

 

Khi thấy trẻ bị rụng tóc vành khăn có thể là do trẻ thiếu canxi

 

Trẻ biếng ăn, chán ăn

Khi thấy trẻ biếng ăn, ăn uống không ngon miệng rất có thể trẻ đang bị thiếu canxi, nếu không phát hiện sớm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.

 

Khắc phục và phòng ngừa thiếu canxi ở trẻ

Ngoài các dấu hiệu nêu trên, để xác định chính xác trẻ có bị thiếu canxi hay không, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để xét nghiệm kỹ hơn lượng canxi trong máu, đo mật độ canxi trong xương… sau đó được bác sĩ tư vấn phương pháp khắc phục phù hợp nhất.

 

Cha mẹ cần biết đến các dấu hiệu thiếu canxi ở trẻ để có giải pháp khắc phục kịp thời và hiệu quả

 

Đồng thời để phòng ngừa thiếu canxi ở trẻ, cha mẹ cần bổ sung cho trẻ lượng canxi cần thiết mà cơ thể cần theo từng giai đoạn phát triển:

  • Bổ sung qua thực phẩm giàu canxi mà trẻ ăn hằng ngày: bông cải xanh, rau diếp, bắp cải, cam, chanh, mâm xôi, bưởi...
  • Cho trẻ uống sữa tươi thường xuyên, ăn các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua…
  • Cho trẻ vận động, tắm nắng 10-15 phút mỗi ngày để tổng hợp vitamin D giúp ích cho việc hấp thu canxi tốt hơn
  • Lựa chọn thực phẩm bổ sung canxi từ tự nhiên như canxi từ màng cám gạo phytin. Đây là loại canxi từ 100% tự nhiên rất dễ hấp thu, không lo táo bón, lắng cặn ở thận, sỏi thận.

Nhận biết dấu hiệu trẻ bị thiếu canxi và bổ sung canxi kịp thời để - giúp trẻ phát triển toàn diện ngay hôm nay.